Hà Nội mùa thu thật quyến rũ. Ai đã từng sống ở Hà Nội, khi đi xa cũng quay quắt nhớ về mùa thu nơi đây. Mùa thu Hà nội không chỉ là trời trong vắt, không khí mát lành, vườn cây lá đổ ... Mùa thu Hà Nội có cái nét không đâu có được mà chỉ có những người yêu say đắm Hà Nội mới có thể cảm nhận.
Với Trúc Vàng - nhà thơ của những bài thơ tình đằm thắm, bao dung, đượm nỗi buồn của một trí thức từng trải – thì mùa thu càng da diết trong thơ chị. Dù đang sống xa, nhưng mùa thu Hà Nội vẫn luôn thường trực trong tâm hồn, theo mỗi bước chân, đi đâu nhà thơ cũng nhớ về nơi mình đã từng sống với bao kỷ niệm vui buồn:
“Ta bước đi
trong nỗi nhớ thu xa
Nhớ ngôi nhà xưa bên khu vườn nhỏ
Con phố dài mùa này thu lá đổ
Xào xạc rơi
trên lối nhỏ vơi đầy”
(Trúc Vàng – Nỗi nhớ thu sang)
trong nỗi nhớ thu xa
Nhớ ngôi nhà xưa bên khu vườn nhỏ
Con phố dài mùa này thu lá đổ
Xào xạc rơi
trên lối nhỏ vơi đầy”
(Trúc Vàng – Nỗi nhớ thu sang)
Hà Nội đấy, nơi có rất nhiều đường phố, ngõ nhỏ có lá vàng rơi mỗi độ thu về. Những cái tên đường Nguyễn Du, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, Trần Phú, Điện Biên Phủ ... là cả thế giới tuổi thơ của chúng tôi, nhất là phố Phan Đình Phùng với 3 hàng cây cổ thụ đan tán lá. Ngày học phổ thông tôi vẫn hàng ngày đi bộ dọc phố đến trường, dọc phố có nhiều cây sấu cổ thụ, mùa thu về những chiếc là vàng nhỏ rải đầy mặt phố như tấm thảm vàng. Tiết thu mát nhẹ, cái nắng nóng mùa hè đã lùi xa, đi trên phố vào mùa thu ai cũng thấy lòng nhẹ nhàng, gợi nhớ về những kỷ niệm với chút buồn vu vơ:
“Vẫn còn đây
con đường lá vàng bay
Hàng sấu già
xác xơ trong chiều vắng
Những tháng năm xa, buồn vương, sầu lắng
Vẫn thấy ấm lòng trong nỗi nhớ
Thu sang ...”
(Trúc Vàng – Nỗi nhớ thu sang)
con đường lá vàng bay
Hàng sấu già
xác xơ trong chiều vắng
Những tháng năm xa, buồn vương, sầu lắng
Vẫn thấy ấm lòng trong nỗi nhớ
Thu sang ...”
(Trúc Vàng – Nỗi nhớ thu sang)
Thơ của Trúc Vàng bao giờ cũng như một bức tranh thiên nhiên với những chắt lọc tinh tế khi chọn hình ảnh, những hình ảnh đặc trưng của mùa thu. Trên nền hình ảnh là những nét chấm phá sinh động. Không bao giờ nhà thơ tả cảnh chỉ cốt để tả cảnh, cảnh bao giờ cũng gắn liền, cũng gợi nhắc kỷ niệm, tình người. Nhìn "hàng sấu già xác xơ trong chiều vắng" không làm tác giả buồn uỷ mị, mà những hình ảnh như đặc trưng của cái xưa, cũ ấy làm gợi nhớ lại bao kỷ niệm, những nỗi buồn dịu đi, những niềm vui đọng lại ... và tác giả lại thấy ấm lòng.
Tác giả Trúc Vàng cũng thật tài hoa khi thể hiện chất nhạc trong thơ. Mùa thu là nền để những vần thơ tình yêu thăng hoa, những bài thơ tình của hoài niệm, đằm thắm trên nền nhạc thiên nhiên nhẹ nhàng hương đưa, dịu dàng thu tới ... Đọc thơ chị ai cũng cảm nhận được chất nhạc trữ tình, với thơ mùa thu thì lại càng như vậy. Cách ngắt câu, thả chữ cứ nhẹ nhàng, tự nhiên như không thể khác được. Tất cả làm nên nhạc nền của bức tranh mùa thu:
“Thu lại về
buông chiếc lá vàng rơi
Heo may đến giỡn đùa làn tóc rối
Thảm cỏ ngày xưa
nơi em thường ngóng đợi
Bước chân quen một thuở về qua
buông chiếc lá vàng rơi
Heo may đến giỡn đùa làn tóc rối
Thảm cỏ ngày xưa
nơi em thường ngóng đợi
Bước chân quen một thuở về qua
Ngoài hiên nhà vẫn nở nhiều hoa
Những bông cúc
vấn vương màu nắng mới
Nhẹ nhàng hương đưa
dịu dàng
Thu tới
Ghế đá đơn côi
biết còn có ai ngồi”
( Trúc Vàng – Chớm thu)
Những bông cúc
vấn vương màu nắng mới
Nhẹ nhàng hương đưa
dịu dàng
Thu tới
Ghế đá đơn côi
biết còn có ai ngồi”
( Trúc Vàng – Chớm thu)
Bài thơ trên là một bức tranh phác hoạ thi nữ bâng khuâng trong tâm tưởng trở về nơi xưa, có thảm có xanh, có bông hoa cúc,có gió heo may giỡn đùa làn tóc rối, và nét chấm phá sinh động của chiếc lá vàng rơi trong mùa thu. Âm điệu của bài thơ nhẹ nhàng, sâu lắng như hương hoa, làn gió nhẹ ...
Bài thơ thật tình, tất cả cảnh vật như đến từ thẳm sâu trong tâm hồn thi nữ. Mùa thu đến, gió thu đến chỉ cốt để làm rơi chiếc lá vàng cho thiên nhiên thêm đẹp. Làm gió heo may mát lạnh chỉ cốt để giỡn đùa mái tóc cho cô gái làm duyên. Thảm cỏ sinh ra cũng chỉ cốt để đón nàng dừng chân chờ đợi chàng ... Mới hay cảnh đẹp là trong mắt người.
Cuối bài thơ thi sĩ đã lặng người khi gặp lại hình ảnh của chính mình thuở xưa:
“Có một thời
hoa cúc vàng chơi vơi
Trăng cuối hạ
bơ vơ buồn ngơ ngác
Giai điệu xưa đã lặng im tiếng nhạc
Dáng ai gầy
nghiêng bên lối hoa phai ... “
( Trúc Vàng – Chớm thu)
hoa cúc vàng chơi vơi
Trăng cuối hạ
bơ vơ buồn ngơ ngác
Giai điệu xưa đã lặng im tiếng nhạc
Dáng ai gầy
nghiêng bên lối hoa phai ... “
( Trúc Vàng – Chớm thu)
Nhiều người yêu thơ cứ phân vân tại sao nhà thơ nhìn đâu cũng ra thơ, nhìn hình ảnh nào cũng ra nét đẹp. Tôi nghĩ là làm thơ là lao động nghệ thuật. Nhà thơ đã ngắm nhìn, đã cảm xúc, đã suy tư, đã liên tưởng từ lâu lắm rồi, đến khi cảm xúc thơ bật lên thì tất cả ùa về. Tôi nhớ đến bài "Dẫu chỉ là thơ" của Trúc Vàng mà tôi coi như Tuyên ngôn thơ của chị:
"Từ một miền xa thẳm trong mơ
Những vần thơ nghẹn ngào vương trên khoé mắt
Những con chữ ngổn ngang
nồng nàn
đam mê
khao khát
Trong thẳm sâu vội vã ùa về ..."
( Trúc Vàng – Dẫu chỉ là thơ)
Những vần thơ nghẹn ngào vương trên khoé mắt
Những con chữ ngổn ngang
nồng nàn
đam mê
khao khát
Trong thẳm sâu vội vã ùa về ..."
( Trúc Vàng – Dẫu chỉ là thơ)
*
* *
Trong thơ thu của Trúc Vàng tình yêu hoài niệm và cảnh đất trời mùa thu như hoà quyện, không thể phân tách được tác giả đang viết về tình yêu hay về mùa thu. Bài thơ Thu hoài niệm là bài như vậy. Một hình ảnh thu rất Hà Nội với cửa sổ hắt ánh đèn vàng, với hàng sấu già vào mùa thay lá, với hình ảnh thi nữ ngồi bên hiên nhà thả hồn vào mùa thu ...
* *
Trong thơ thu của Trúc Vàng tình yêu hoài niệm và cảnh đất trời mùa thu như hoà quyện, không thể phân tách được tác giả đang viết về tình yêu hay về mùa thu. Bài thơ Thu hoài niệm là bài như vậy. Một hình ảnh thu rất Hà Nội với cửa sổ hắt ánh đèn vàng, với hàng sấu già vào mùa thay lá, với hình ảnh thi nữ ngồi bên hiên nhà thả hồn vào mùa thu ...
“Nhặt chiếc lá thu
bên thềm khuya
rớt nhẹ
Tự nhủ lòng mình
một thu nữa
lại sang
Cửa sổ nhà ai
vẫn hắt ánh sáng vàng
Và hàng sấu già
đã đến mùa thay lá
.......
Trời cũng đã vào thu
thời khắc đã giao mùa
Em vẫn ngồi đây
đếm đong
từng giọt đắng
Để thời gian
tý tách rơi buồn lắng
Nhỏ xuống đời
những hoài niệm
Mùa Thu”
(Trúc Vàng – Thu hoài niệm)
bên thềm khuya
rớt nhẹ
Tự nhủ lòng mình
một thu nữa
lại sang
Cửa sổ nhà ai
vẫn hắt ánh sáng vàng
Và hàng sấu già
đã đến mùa thay lá
.......
Trời cũng đã vào thu
thời khắc đã giao mùa
Em vẫn ngồi đây
đếm đong
từng giọt đắng
Để thời gian
tý tách rơi buồn lắng
Nhỏ xuống đời
những hoài niệm
Mùa Thu”
(Trúc Vàng – Thu hoài niệm)
Và chúng ta hãy cùng nhà thơ lắng nghe những âm thanh của mùa thu Hà Nội, âm thanh của làn gió nhẹ, của chiếc lá nhẹ rơi, của tiềng dương cầm đâu đó ... của một Hà Nội rất thanh bình.
Người Hà Nội nhẹ nhàng, giầu suy tư, nhặt chiếc lá rơi nhẹ bên thềm mà cảm thấy thu sang. Đúng rồi, khi mùa thu tới không khí khô mát, gió nhẹ nhàng, chiếc lá rơi không phải vì gió mạnh làm rơi, mà lá lìa cành khi đã làm xong sứ mệnh cả mùa hè hấp thụ ánh nắng, làm ra chất dinh dưỡng nuôi cây, như câu hát "cháy hết mình cánh phượng nhẹ nhàng rơi". Mùa thu đến lá khô và tự lá rơi khỏi cành, nền đất cũng khô ráo để ta có thể nghe, có thể cảm thấy tiếng lá rơi rất nhẹ.
Người Hà Nội sống chậm, ngay cả mùa hè cũng không thích cà phê đá để nhanh giải toả cái nóng, cái khát mà họ thích nhâm nhi ly cà phê đen, ngồi nhìn từng giọt nhỏ xuống mà suy ngẫm. Mùa thu trên những con phố dài toả mát bóng cây ở Hà Nội, nắng không rực rỡ, chói chang, ánh nắng xuyên qua kẽ lá như những giọt nắng rơi trên phố. Nhà thơ của chúng ta ngồi nhìn những giọt nắng như những giọt cà phê chậm rãi nhỏ xuống dòng thời gian những hoài niệm về mùa thu.
Không chỉ nhìn, nhà thơ còn lắng nghe:
“Em chợt nghe
Thu về rất nhẹ
Tiếng lá rơi
bên thềm rất khẽ
Tiếng dương cầm
đâu đó ngân xa
Hoa sữa toả hương
theo gió la đà
Nồng nàn, đắm say
ngọt ngào, gợi nhớ
Thu về rất nhẹ
Tiếng lá rơi
bên thềm rất khẽ
Tiếng dương cầm
đâu đó ngân xa
Hoa sữa toả hương
theo gió la đà
Nồng nàn, đắm say
ngọt ngào, gợi nhớ
Có tiếng thì thầm
thoảng trong hương gió
Quyện sương mờ
bảng lảng nước Hồ Tây
Bóng liễu buồn
e ấp, lắt lay
Nghe Thu về
xốn xang hoàng hôn tím...”
(Trúc Vàng – Tiếng thu)
thoảng trong hương gió
Quyện sương mờ
bảng lảng nước Hồ Tây
Bóng liễu buồn
e ấp, lắt lay
Nghe Thu về
xốn xang hoàng hôn tím...”
(Trúc Vàng – Tiếng thu)
Cũng vẫn là những âm thanh của mùa thu Hà Nội, nhưng khi đã đắm chìm trong âm thanh ấy thì nhà thơ lại cảm được những tình cảm ẩn sâu, mỗi âm thanh như gieo vào tâm hồn những yêu thương, trắc trở ... Tiếng lá rơi không chỉ là xào xạc, lá cũng như lòng người run rẩy, lao xao khi gặp lại những kỷ niệm cũ:
“Chiều vẫn rơi
gọi thu về ngang phố
Bảng lảng sương giăng
đèn hắt bóng ánh vàng
Nghe thu về
gió cuốn lá lang thang
Run rẩy
lao xao
lá rơi vàng mặt phố”
(Trúc Vàng – Chiều rơi)
gọi thu về ngang phố
Bảng lảng sương giăng
đèn hắt bóng ánh vàng
Nghe thu về
gió cuốn lá lang thang
Run rẩy
lao xao
lá rơi vàng mặt phố”
(Trúc Vàng – Chiều rơi)
Mùa thu Hà Nội không phải chỉ là tiết trời trong veo, không khí mát lành, mùa thu còn là mùa của sương đêm, gió lạnh se lòng, mùa của những cơn bão ... nhưng một khi đã yêu Hà Nội thì con người ta lại yêu cả những sắc thái trái gió trở trời ấy:
“Tay đan tay
ta khe khẽ ru mình
Trong mênh mang màn trời đêm
huyền ảo
Sương giăng mắc
nhuộm thẫm màu vạt áo
Thương màn đêm
có sắc vàng mùa bão
Chợt thương mình
trước vần vũ
cơn giông ...”
(Trúc Vàng – Ước thầm)
ta khe khẽ ru mình
Trong mênh mang màn trời đêm
huyền ảo
Sương giăng mắc
nhuộm thẫm màu vạt áo
Thương màn đêm
có sắc vàng mùa bão
Chợt thương mình
trước vần vũ
cơn giông ...”
(Trúc Vàng – Ước thầm)
Nhớ về Hà Nội là nhớ về kỷ niệm xưa, về những người ta đã từng yêu thương. Ta yêu Hà Nội, dù có khi chỉ là một dịp ghé về thăm nhân chuyến đi vội vàng, thì tâm tưởng ta lại lần tìm về chốn cũ:
“Căn nhà xưa
vẫn đó
ngập thu về
Lá rụng vàng
bên hiên ắng lặng
Kỷ niệm xưa
xếp dày theo ngày tháng”
(Trúc Vàng – Đợi)
vẫn đó
ngập thu về
Lá rụng vàng
bên hiên ắng lặng
Kỷ niệm xưa
xếp dày theo ngày tháng”
(Trúc Vàng – Đợi)
Mùa thu là lá vàng hay lá vàng là mùa thu ? Lá vàng là kỷ niệm ? Nhà thơ thật tài tình ! "Căn nhà xưa vẫn đó ngập thu về" - là cách dùng từ rất đắt. Mùa thu là tất cả những gì làm nên mùa thu, mùa thu làm ta rung động nên chỉ có từ "mùa thu" mới diễn tả được hết những cảm xúc mùa thu mang đến. Với nhà thơ mùa thu gợi bao hoài niệm nên lá rụng vàng bên hiên còn kỷ niệm xưa xếp dày theo ngày tháng. Một đoạn thơ rất thơ !
Và mùa thu đấy, mùa thu làm lòng ta trầm lắng hơn, quên hết cả những giận hờn chia ly, mùa thu mang lại tình cảm đằm thắm, bao dung với kỷ niệm:
Chỉ còn trời thu
Sắc ươm vàng nắng mật
Em vẫn chờ anh
Cửa không đóng, khép hờ
Sắc ươm vàng nắng mật
Em vẫn chờ anh
Cửa không đóng, khép hờ
Hoài niệm
Một thời yêu
Say đắm, dại khờ
Một thời yêu
Bằng trái tim thổn thức
Nụ hôn đắm say
Vòng tay siết chặt
Khi phố quen
Lá vàng rực thu về
Một thời yêu
Say đắm, dại khờ
Một thời yêu
Bằng trái tim thổn thức
Nụ hôn đắm say
Vòng tay siết chặt
Khi phố quen
Lá vàng rực thu về
Chỉ còn đêm nay
Lá cũng xa lìa
Em vẫn một mình
Chong đèn ngồi đợi
Bước chân quen
Quay về nhớ lối
Thu vẫn chờ
Bên ngọn đèn khuya..."
(Trúc Vàng – Em vẫn chờ)
Lá cũng xa lìa
Em vẫn một mình
Chong đèn ngồi đợi
Bước chân quen
Quay về nhớ lối
Thu vẫn chờ
Bên ngọn đèn khuya..."
(Trúc Vàng – Em vẫn chờ)
Vẫn đợi, vẫn chờ và vẫn nhớ. Thi sĩ đang tả mùa thu mà sao cứ như tâm sự về tình yêu vậy. Hoa sữa rơi cũng gợi nhớ đến người xưa, lá vàng rụng cũng như chia xẻ với nỗi buồn xa cách. Thơ tình của Trúc vàng buồn nhưng không uỷ mị, chia tay nhưng không giận hờn, trách móc, tình cảm xuyên suốt là bao dung, hoài cảm và niềm tin vào tình yêu:
“Hàng sấu bên đường mùa này lá đổ
Hoa sữa ướt mưa rơi trắng lối ai về
Phố ngày xưa trong huyên náo say mê
Khúc nhạc quán làm dịu lòng cô lữ
Hoa sữa ướt mưa rơi trắng lối ai về
Phố ngày xưa trong huyên náo say mê
Khúc nhạc quán làm dịu lòng cô lữ
Chuyện chúng mình giờ chỉ là quá khứ
Dẫu thế nào thu vẫn cứ ngang qua
Lá vẫn rơi như chia xót tình ta
Vàng mặt phố vàng cả con đường cũ ...”
(Trúc Vàng – Thu nhớ)
Dẫu thế nào thu vẫn cứ ngang qua
Lá vẫn rơi như chia xót tình ta
Vàng mặt phố vàng cả con đường cũ ...”
(Trúc Vàng – Thu nhớ)
Để trọn vẹn với những hoài niệm của thi sĩ, tôi lần giở lại bài thơ về hạnh phúc tái hợp. Trời thu cũng thuận theo lòng người, ngày tái hợp trời thu bừng nắng ấm:
“Anh trở về từ nơi ấy
lãng quên
Bàn tay lạnh sau bao ngày
mệt mỏi
Nụ cười buồn
anh lặng im không nói
Bối rối ánh nhìn
trong tĩnh lặng thu sang
.......
Em đã giấu đi
những đắm đuối ngỡ ngàng
Cùng mặn chát
những giọt buồn xa vắng
Để hôm nay
Thu lại về trải nắng
Ấm áp căn phòng
trong sắc thắm trời thu ...”
(Trúc Vàng – Thu ấm)
lãng quên
Bàn tay lạnh sau bao ngày
mệt mỏi
Nụ cười buồn
anh lặng im không nói
Bối rối ánh nhìn
trong tĩnh lặng thu sang
.......
Em đã giấu đi
những đắm đuối ngỡ ngàng
Cùng mặn chát
những giọt buồn xa vắng
Để hôm nay
Thu lại về trải nắng
Ấm áp căn phòng
trong sắc thắm trời thu ...”
(Trúc Vàng – Thu ấm)
*
* *
Nhà thơ Trúc Vàng xa Hà Nội đã hơn 20 năm rồi nhưng những cảm xúc trong thơ chị vẫn rất Hà Nội. Với phong cách đặc trưng là những bài thơ tình yêu buồn man mác, đầy bao dung thì cảnh mùa thu Hà Nội dường như có để làm nền cho những vần thơ của chị ùa về. Mùa thu Hà Nội đẹp thêm trong lòng những người yêu thơ chị. Mà chẳng riêng những bài thơ về mùa thu, tôi thấy tất cả các bài thơ của chị như đều mang giọng thơ, tình thơ rất đặc trưng của những người yêu Hà Nội.
* *
Nhà thơ Trúc Vàng xa Hà Nội đã hơn 20 năm rồi nhưng những cảm xúc trong thơ chị vẫn rất Hà Nội. Với phong cách đặc trưng là những bài thơ tình yêu buồn man mác, đầy bao dung thì cảnh mùa thu Hà Nội dường như có để làm nền cho những vần thơ của chị ùa về. Mùa thu Hà Nội đẹp thêm trong lòng những người yêu thơ chị. Mà chẳng riêng những bài thơ về mùa thu, tôi thấy tất cả các bài thơ của chị như đều mang giọng thơ, tình thơ rất đặc trưng của những người yêu Hà Nội.
Nguồn thơ: http://hoangtruc062014.blogspot.com/
No comments:
Post a Comment