Tuesday 30 March 2010

Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức trong quản trị kinh doanh

Đôi điều về “văn hóa doanh nghiệp”

Trong một buổi hội thảo bàn về văn hóa doanh nghiệp, diễn giả - giáo sư của một trường đại học nổi tiếng thế giới - nói nền tảng của văn hóa doanh nghiệp chính là các giá trị cốt lõi (core value) và dựa trên các giá trị cốt lõi đó, những giá trị mà tổ chức, doanh nghiệp coi là thiêng liêng và cao quý nhất, sẽ hình thành nên sứ mệnh hay tầm nhìn định hướng của doanh nghiệp. Và ông lấy các ví dụ tầm nhìn, sứ mệnh của các công ty nổi tiếng thế giới như IBM, Sony, Wal-Mart, Apple, Walt Disney... làm ví dụ minh họa.

Nghe các ví dụ và phân tích rất hay, có người hỏi ông có thể giúp doanh nghiệp viết về tầm nhìn và các giá trị nền tảng được hay không. Khi nghe đến đây, vị giáo sư cười và trả lời rằng ông chỉ có thể cung cấp các ví dụ và giải thích tại sao họ (các công ty) lại đưa ra các tầm nhìn, sứ mệnh như vậy, còn việc xác định hay viết ra chúng phải là chính những người lãnh đạo doanh nghiệp. Ông nói thêm: “Không ai ngoài chính bản thân các bạn biết được mình muốn điều gì cho doanh nghiệp của mình, đối với bạn điều gì là cao quý nhất, là thiêng liêng nhất là thứ để bạn sẵn sàng theo đuổi cả sự nghiệp của mình”.

Quả đúng như vậy. Xác định các giá trị nền tảng là việc của chính các chủ doanh nghiệp, những người sáng lập, những người lãnh đạo công ty. Không ai khác, chính họ sẽ biết được đích xác họ muốn gì, những giá trị nào là nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp hay tổ chức. Từ những giá trị nền tảng này sẽ hình thành nên sứ mệnh hay tầm nhìn định hướng của doanh nghiệp và những điều này sẽ tạo nên cách ứng xử của nhân viên trong công ty với khách hàng, với cộng đồng và cả với đồng nghiệp. Và khi mọi việc đã trở thành thói quen, thành cách hành xử chung thì cũng là lúc văn hóa doanh nghiệp được hình thành.

Văn hóa là một khái niệm trừu tượng, khó có thể xác định được cụ thể nó là gì, chúng ta chỉ xác định được nó qua hành vi, cách thể hiện, cách suy nghĩ và hành động. Chính vì thế nếu các giá trị nền tảng không phải xuất phát từ chính “tâm” của chúng ta, cách thể hiện sẽ rất khó trùng với những gì chúng ta tuyên bố.
( Click vào đây để đọc toàn bài )

Đạo đức trong quản trị doanh nghiệp

Đạo đức trong quản trị doanh nghiệp là một chủ đề ít được đề cập khi nói về đường lối lãnh đạo, nhưng xu thế chạy đua theo khẩu hiệu “To hơn nữa - Lớn hơn nữa - Cao hơn nữa” đang từng ngày gặm nhấm khía cạnh này trong đạo đức xã hội.

Điều tối thiểu mà mỗi chúng ta có thể làm chính là thành thật về những điều chúng ta làm hàng ngày. Nghèo đói đang lan tràn khắp thế giới. Lòng tham chạy theo doanh thu và lợi nhuận sẽ đẩy xã hội chúng ta lùi về thời kỳ mông muội.

Sẽ không hề gì nếu như bạn tạo ra của cải bằng chính đôi tay và khối óc của mình và không làm điều gì phải hổ thẹn với lương tâm và với người đời. Xã hội khuyến khích các thành viên của nó làm giàu chính đáng và không giẫm đạp lên thành quả của người khác.

Thế nhưng, liệu có được bao nhiêu phần trăm chân thật tồn tại trong xã hội chúng ta? Tôi không quá ngây thơ để tin rằng xã hội chúng ta hoàn toàn trung thực. Tôi kêu gọi các bạn tìm ra niềm đam mê thực thụ và theo đuổi nó một cách thành thật. Khi làm được điều đó, bạn sẽ tìm thấy niềm kiêu hãnh, sự say sưa, và hứng thú trong công việc thay vì chỉ biết răm rắp, làm việc vô cảm như một cái máy.

Duy trì tính minh bạch là một trong những cách thức đơn giản nhất để duy trì sự tín nhiệm trong tổ chức.

Đã đến lúc người lãnh đạo cần phát huy tư chất đạo đức trong kinh doanh thay vì chỉ có năng lực tư duy và tình cảm đơn thuần trước kia. Phẩm chất đạo đức đòi hỏi người lãnh đạo thực thụ luôn trăn trở những câu hỏi như: Như thế nào thì được coi là quá nhiều? Lớn đến chừng nào thì nên dừng lại? Chúng ta sẽ sẵn sàng đi xa đến đâu? Lợi nhuận hay sự tín nhiệm quan trọng hơn?

Chính cách xử trí của lãnh đạo đối với những câu hỏi đó sẽ quyết định vận mệnh của doanh nghiệp.
( Click vào đây để đọc toàn bài )

Trích từ website Văn hóa doanh nhân Việt Nam ( http://www.vhdn.vn )

No comments:

Post a Comment