Tuesday 30 March 2010

Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức trong quản trị kinh doanh

Đôi điều về “văn hóa doanh nghiệp”

Trong một buổi hội thảo bàn về văn hóa doanh nghiệp, diễn giả - giáo sư của một trường đại học nổi tiếng thế giới - nói nền tảng của văn hóa doanh nghiệp chính là các giá trị cốt lõi (core value) và dựa trên các giá trị cốt lõi đó, những giá trị mà tổ chức, doanh nghiệp coi là thiêng liêng và cao quý nhất, sẽ hình thành nên sứ mệnh hay tầm nhìn định hướng của doanh nghiệp. Và ông lấy các ví dụ tầm nhìn, sứ mệnh của các công ty nổi tiếng thế giới như IBM, Sony, Wal-Mart, Apple, Walt Disney... làm ví dụ minh họa.

Nghe các ví dụ và phân tích rất hay, có người hỏi ông có thể giúp doanh nghiệp viết về tầm nhìn và các giá trị nền tảng được hay không. Khi nghe đến đây, vị giáo sư cười và trả lời rằng ông chỉ có thể cung cấp các ví dụ và giải thích tại sao họ (các công ty) lại đưa ra các tầm nhìn, sứ mệnh như vậy, còn việc xác định hay viết ra chúng phải là chính những người lãnh đạo doanh nghiệp. Ông nói thêm: “Không ai ngoài chính bản thân các bạn biết được mình muốn điều gì cho doanh nghiệp của mình, đối với bạn điều gì là cao quý nhất, là thiêng liêng nhất là thứ để bạn sẵn sàng theo đuổi cả sự nghiệp của mình”.

Quả đúng như vậy. Xác định các giá trị nền tảng là việc của chính các chủ doanh nghiệp, những người sáng lập, những người lãnh đạo công ty. Không ai khác, chính họ sẽ biết được đích xác họ muốn gì, những giá trị nào là nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp hay tổ chức. Từ những giá trị nền tảng này sẽ hình thành nên sứ mệnh hay tầm nhìn định hướng của doanh nghiệp và những điều này sẽ tạo nên cách ứng xử của nhân viên trong công ty với khách hàng, với cộng đồng và cả với đồng nghiệp. Và khi mọi việc đã trở thành thói quen, thành cách hành xử chung thì cũng là lúc văn hóa doanh nghiệp được hình thành.

Văn hóa là một khái niệm trừu tượng, khó có thể xác định được cụ thể nó là gì, chúng ta chỉ xác định được nó qua hành vi, cách thể hiện, cách suy nghĩ và hành động. Chính vì thế nếu các giá trị nền tảng không phải xuất phát từ chính “tâm” của chúng ta, cách thể hiện sẽ rất khó trùng với những gì chúng ta tuyên bố.
( Click vào đây để đọc toàn bài )

Đạo đức trong quản trị doanh nghiệp

Đạo đức trong quản trị doanh nghiệp là một chủ đề ít được đề cập khi nói về đường lối lãnh đạo, nhưng xu thế chạy đua theo khẩu hiệu “To hơn nữa - Lớn hơn nữa - Cao hơn nữa” đang từng ngày gặm nhấm khía cạnh này trong đạo đức xã hội.

Điều tối thiểu mà mỗi chúng ta có thể làm chính là thành thật về những điều chúng ta làm hàng ngày. Nghèo đói đang lan tràn khắp thế giới. Lòng tham chạy theo doanh thu và lợi nhuận sẽ đẩy xã hội chúng ta lùi về thời kỳ mông muội.

Sẽ không hề gì nếu như bạn tạo ra của cải bằng chính đôi tay và khối óc của mình và không làm điều gì phải hổ thẹn với lương tâm và với người đời. Xã hội khuyến khích các thành viên của nó làm giàu chính đáng và không giẫm đạp lên thành quả của người khác.

Thế nhưng, liệu có được bao nhiêu phần trăm chân thật tồn tại trong xã hội chúng ta? Tôi không quá ngây thơ để tin rằng xã hội chúng ta hoàn toàn trung thực. Tôi kêu gọi các bạn tìm ra niềm đam mê thực thụ và theo đuổi nó một cách thành thật. Khi làm được điều đó, bạn sẽ tìm thấy niềm kiêu hãnh, sự say sưa, và hứng thú trong công việc thay vì chỉ biết răm rắp, làm việc vô cảm như một cái máy.

Duy trì tính minh bạch là một trong những cách thức đơn giản nhất để duy trì sự tín nhiệm trong tổ chức.

Đã đến lúc người lãnh đạo cần phát huy tư chất đạo đức trong kinh doanh thay vì chỉ có năng lực tư duy và tình cảm đơn thuần trước kia. Phẩm chất đạo đức đòi hỏi người lãnh đạo thực thụ luôn trăn trở những câu hỏi như: Như thế nào thì được coi là quá nhiều? Lớn đến chừng nào thì nên dừng lại? Chúng ta sẽ sẵn sàng đi xa đến đâu? Lợi nhuận hay sự tín nhiệm quan trọng hơn?

Chính cách xử trí của lãnh đạo đối với những câu hỏi đó sẽ quyết định vận mệnh của doanh nghiệp.
( Click vào đây để đọc toàn bài )

Trích từ website Văn hóa doanh nhân Việt Nam ( http://www.vhdn.vn )

Sunday 28 March 2010

4 Cạm Bẫy Đối Với DN Vừa Và Nhỏ

Doanh nghiệp vừa và nhỏ rất dễ mặc phải các cạm bẫy gây thất bại khi hoạt động. Cuộc phỏng vấn giữa nhà quản lý Drucker và tạp chí Inc sẽ giúp bạn tham khảo và tránh các vết xe đổ này.
Phỏng vấn giữa Drucker và tạp chí Inc.
Inc: Rất nhiều Công ty bắt đầu với một triển vọng xán lạn. Họ hoạt động rất tốt ở mấy năm đầu rồi bỗng dưng bao khó khăn từ đâu ập đến. Nếu có vượt qua thì họ cũng bị “còi cọc”. Theo ông, những sai lầm mà các doanh nhân thường mắc phải là gì?

Drucker: Những doanh nghiệp non trẻ hay đang phát triển thường gặp 4 sai làm chủ yếu, tôi gọi là cạm bẫy kinh doanh. Sai lầm đầu tiên nảy sinh khi doanh nhân phải đối mặt với sự thật rằng sản phẩm hay dịch vụ mới của họ không thành công trong thị trường họ dự tính, mà thành công trong một thị trường hoàn toàn khác. Rất nhiều doanh nghiệp đã “bốc hơi" vì người sáng lập cứ khăng khăng rằng mình biết sản phẩm của mình tốt hơn đánh giá của thị trường.

Vì thế, rất nhiều doanh nhân không hề biết mình đang thành công?

Thực tế tệ hại hơn thế nhiều. Nhiều doanh nhân "từ chối" thành công. Dẫn chứng? Có hàng vô số, điển hình nhất là một doanh nhân đã thọ trên 100 tuổi. Đó là John Wesley Hyatt, người sáng chế ra ổ bi đũa. Ông nghĩ rằng thiết bị này cơ thể được dùng cho trục tàu chở hàng. Ngành đường sắt trước đó vẫn nhét dẻ rách dày vào bánh xe sau đó nhúng vào đầu để giảm lực cản ma sát. Tuy nhiên, họ hoàn toàn hài lòng với phương pháp thủ công đó, và chẳng thấy cần phải thay đổi. Hyatt đã khánh kiệt vì cứ nhất nhất thuyết phục họ hay làm theo cách của mình.

Khi Alfred Sloan, người sáng lập ra GM, tốt nghiệp trường MIT ở vi trí đầu bảng vào những năm 90 của thế kỷ XIX, ông đã yêu cầu cha mình mua lại Công ty giải thể của Hyatt (Không giống như Hyatt, Sloan sẵn sàng mở rộng tầm nhìn của mình về sản phẩm. Hóa ra, ổ trục lại rất lý tưởng cho ôtô, lúc đó mới ra mắt thị trường. Chỉ 2 năm sau công việc kinh doanh của ông đã nở rộ, và Henry Ford là khách hàng lớn nhất của ông trong suốt 20 năm liền.

Câu chuyện thật thú vị nhưng các doanh nhân lại thường xuyên từ chối thành công như thế sao?

Người ta tìm điều gì trong nước tiểu ?

Xét nghiệm nước tiểu rất có ích trong việc chẩn đoán ở nhiều loại bệnh khác nhau. Nước tiểu có thể được thử nhanh bằng cách dùng 1 mảnh giấy đặc biệt được nhúng vào nước tiểu ngay sau khi bệnh nhân đi tiểu. Từ đó nó có thể cho người ta biết được liệu trong nước tiểu có những thành phần bất thường nào như đường, protein hoặc máu hay không.

Nếu như cần thu thập thêm nhiều chi tiết hơn nữa về nước tiểu thì người ta sẽ gửi mẫu nước tiểu đến phòng thí nghiệm để phân tích. Về những gì được làm ở trong phòng thí nghiệm thì Lucky Luke không rõ cho lắm, có lẽ phải nhờ một ai đó làm về cận lâm sàng giải thích rõ hơn mới được.

Ngoài ra nước tiểu cũng được sử dụng để kiểm tra xem một phụ nữ có thai hay không.

Nếu như bác sĩ nghi ngờ 1 bệnh nhân bị viêm bàng quang thì cũng có thể cho gửi mẫu nước tiểu của bệnh nhân đó đến phòng xét nghiệm để cấy nhằm xác định chủng loại vi trùng hiện diện trong nước tiểu và loại kháng sinh nào là tốt nhất để có thể diệt được loại vi trùng đó.

Người ta tìm điều gì trong nước tiểu ?

Hệ niệu có nhiệm vụ thải ra ngoài cơ thể những chất không cần thiết, chất khoáng, dịch và một số chất bên trong máu bằng nước tiểu. Do đó bên trong nước tiểu có đến hàng trăm loại chất thải khác nhau của cơ thể. Khi bạn ăn, uống, lúc bạn tập thể dục và tình trạng của bộ máy tiết niệu, tất cả đều ảnh hưởng đến những thành phần có trong nước tiểu của bạn.

Có hơn 100 thông số khác nhau có thể được tìm thấy qua xét nghiệm nước tiểu. Một xét nghiệm phân tích nước tiểu thường quy thường sẽ bao gồm những thông số sau:

Monday 22 March 2010

Đãng trí bác học

Vị giáo sư đáng kính xách cặp ra khỏi nhà đi làm. Người lái xe trông thấy vội nhắc:
- Thưa giáo sư, chắc ngài nhầm lẫn, đôi giầy ngài đi 1 chiếc mầu đỏ, một chiếc mầu đen.
Giáo sư nhìn xuống chân rồi vội vàng trở vào nhà. Một lúc lâu sau ông trở ra nét mặt buồn bã, chân vẫn đi giầy cũ:
- Tôi chịu thôi, trong nhà tôi chỉ còn một đôi giày nữa, cũng một chiếc mầu đỏ, một chiếc mầu đen.

Hãng dược 'cầm tay' bác sĩ kê đơn

Thứ Hai, 22/03/2010, 08:07
Nguồn: http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=189428&ChannelID=2

>> Chiết khấu cho bác sĩ: Thanh tra Sở Y tế TPHCM vào cuộc

TP - Kết hợp với nhà thuốc, ăn chia với trình dược viên và kê toa thuốc tràn lan cho bệnh nhân… là một trong những chiêu mà bác sĩ vẫn thường làm để có được các khoản chiết khấu khổng lồ từ hãng dược.

Thuốc đến tay người bệnh bị đội giá lên nhiều lần do gánh quá nhiều loại chi phí bất hợp lý - Ảnh: L.N

Như thượng đế

Với kinh nghiệm hơn năm năm làm trình dược viên cho các hãng dược nước ngoài có văn phòng ở TPHCM nên Nguyễn Hà Anh chẳng lạ lẫm gì với các kiểu vòi để được chi hoa hồng của bác sĩ.

Theo trình dược viên Hà Anh, khi đến phòng khám gặp bác sĩ để giới thiệu các loại thuốc, cái mà bác sĩ cần nhất là quà tặng hoặc hàng mẫu và thông tin tỷ lệ chiết khấu.

“Có một số ít bác sĩ hỏi thăm về cơ chế tác dụng của thuốc nhưng không ít người hỏi chiết khấu bao nhiêu phần trăm” - Anh cho biết.

Lan Anh làm trình dược viên cho hãng dược A. của Ấn Độ cho rằng hàng loạt bệnh viện cấm bác sĩ tiếp trình dược viên nên nhiều trình dược viên tìm mọi cách để gặp cho bằng được bác sĩ.

“Cấm trong bệnh viện thì tụi em gặp bác sĩ ở quán cà phê, phòng mạch tư, có khi đóng vai người bệnh để vào gặp. Gặp cũng chủ yếu để đưa hàng mẫu và thông tin chiết khấu mà thôi"

Lan Anh nói

Theo Anh, nếu không chi đậm, bác sĩ sẽ không kê toa hoặc lấy thuốc của công ty mình, các công ty cạnh tranh sẽ thừa cơ nhảy vào thế chân ngay.

Một trình dược viên phụ trách nhóm hàng thuốc đặc trị của công ty S. của Mỹ có văn phòng tại TPHCM cho biết: “Nếu người bệnh xem bác sĩ là vị cứu tinh thì các công ty dược và trình dược viên xem bác sĩ hơn cả thượng đế ”. Một khi làm phật lòng bác sĩ đang sử dụng thuốc của công ty mình thì trình dược viên có thể bị đuổi việc.

Nhiều nhân viên các hãng dược nước ngoài có văn phòng đại diện hoặc nhà phân phối ở Việt Nam cho biết mỗi năm bác sĩ dùng thuốc, kê toa thuốc của công ty được đi du lịch nước ngoài miễn phí không dưới năm lần. Thậm chí có bác sĩ đòi đưa cả vợ con đi theo hãng dược cũng OK.

Đó là chưa kể bác sĩ còn được hưởng các khoản chiết khấu hàng chục đến hàng trăm triệu đồng tùy theo kê toa ít hoặc nhiều và quà cáp mỗi lần lễ tết.

Bỏ một lấy mười!

Một dược sĩ bào chế tên M. từng có nhiều năm làm việc ở một công ty dược liệu tại TPHCM cho biết, mỗi viên thuốc đến được tay người bệnh đã phải “gánh” không dưới năm loại chi phí, trong đó có chi phí tiếp thị, quảng cáo và hoa hồng cho bác sĩ.

Thậm chí, có một loại thuốc sau khi ra lò được nhập về Việt Nam có giá 500 đồng/viên, qua nhà phân phối và nhiều công đoạn khác, khi đến được tay người bệnh, đã bị đội lên hơn 10 nghìn đồng/viên.

Thực tế, theo dược sĩ này dù có chi hoa hồng cao cho bác sĩ thì các hãng dược cũng lời chán. Vì lẽ đó không ít hãng dược mạnh tay chi đậm cho bác sĩ với chiết khấu 30%.

Theo người này, việc chi đậm cho bác sĩ hãng dược chẳng mất gì bởi thực tế người bệnh đã gánh hết các chi phí.

Một giám đốc công ty TNHH cho biết, hãng dược bỏ ra một nhưng lấy lại mười. Ở những bác sĩ tiềm năng, có những tháng tiền thuốc mà họ kê toa cho bệnh nhân lên đến 1-2 tỷ đồng. Vì vậy chiết khấu lại cho những bác sĩ loại này vài trăm triệu chả là gì so với chi phí công ty dược bỏ ra”.

Còn trình dược viên Lan Anh thì cho biết: “Nhiều hãng dược không trực tiếp chiết khấu cho bác sĩ thì lách bằng cách tặng hàng mẫu là các loại thuốc mới, đắt. Sau khi tặng xong, bác sĩ bán lại cho nhà thuốc và lấy tiền- một hình thức nhận tiền không ai bắt bẻ được”.

Loạn

Để bác sĩ nhận hoa hồng từ các hãng dược, trình dược viên có nhiệm vụ lấy số liệu thuốc của công ty mình do bác sĩ kê toa từ khoa dược bệnh viện. Có thể bằng cách nhờ nhân viên tại mỗi khoa thống kê số lượng thuốc đã dùng của công ty.

Nhiều trình dược viên cho biết, vẫn thường lui tới nhà thuốc của bệnh viện mà thuốc của họ có bán trong đó, để xem toa thuốc của mình được bác sĩ kê có nhiều không, sau đó đối chiếu và trích hoa hồng cho bác sĩ.

Nhiều ý kiến cho rằng, tình trạng loạn kê đơn để hưởng hoa hồng của bác sĩ một phần có sự tiếp sức của bệnh viện khi việc bình bệnh án, bình toa thuốc hằng tháng để đánh giá lượng thuốc trên mỗi toa bị bỏ ngỏ.

Để có được chiết khấu từ các hãng dược, bác sĩ sẽ kê toa và yêu cầu bệnh nhân ra một số nhà thuốc “mối” của mình để mua.

Tại đây nhà thuốc có chức năng ghi lại toa thuốc có loại thuốc mà bác sĩ kê và hằng tháng thống kê lại, sau đó công ty dược sẽ chiết khấu phần trăm trên tổng giá trị mà người bệnh mua được.

Độc chiêu của bác sĩ

Một trình dược viên cho biết, bác sĩ H. ở Bệnh viện D. quận 3 TPHCM sau khi khám cho bệnh nhân, kê toa thuốc nhưng không ghi cách dùng rồi chỉ định cho bệnh nhân ra một nhà thuốc ở gần cổng bệnh viện để mua. Đến khi bệnh nhân trở lại để xác nhận mua thuốc đúng chỉ định và đúng nơi giới thiệu, ông này mới ghi liều dùng.

Đây là độc chiêu để bác sĩ đề phòng những bệnh nhân lạc khỏi vùng “làm ăn” của mình.

Lê Nguyễn

Sự tích cây chò chỉ


Ngày xưa có 1 người đàn ông tên là Kỳ Khôi lấy vợ đã bao nhiêu năm mà vẫn không có lấy mụn con trai nối dõi. Nghe nhiều người mách bảo ông lên tận Lai Châu để bốc thuốc. Thầy lang xem mạch, xem cả mệnh rồi cho ông 7 thang thuốc, bảo ông về uống trong 7 ngày ắt có kết quả.

Bao nhiêu năm chờ đợi nên sốt ruột. Về đến nhà ông uống liền 1 lần cả 7 thang rồi lên giường với vợ. Nhưng thuốc nào chẳng là con dao 2 lưỡi, vì ông uống quá liều nên ngày hôm sau ông lăn ra chết. Vợ ông đau xót đưa ông ra đồng. Kỳ lạ là, phần đất giữa mộ ông cứ ngày một nhô cao. Đến ngày thứ bảy thì ngôi mộ nứt toác. Từ đó mọc lên một CÂY CHÒ CHỈ, thẳng tắp, hiên ngang, như nòng pháo vươn lên trời cao.

Và 9 tháng sau vợ ông đã hạ sinh 1 hoàng tử.

Ông chết thanh thản như vừa cày xong thửa ruộng. Người đời không cần biết vì sao ông chết. Cho tới bây giờ những người phụ nữ hiếm muộn vẫn đến đây cầu nguyện. Họ ôm lấy cây Chò, mắt ngước nhìn đầy khát vọng.
Chết như thế cũng đáng lắm chứ.


Saturday 20 March 2010

Hãng dược chiết khấu cho bác sỹ - người nghèo kiệt quệ

Thứ Tư, 17/03/2010, 08:30
Nguồn: http://tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=188986&ChannelID=2

Hãng dược chiết khấu cho bác sỹ: Choáng!

TP - Mỗi tháng, có bác sĩ được hưởng chiết khấu hơn nửa tỷ đồng từ việc mua thuốc, và từ kê toa thuốc của các Cty dược cho bệnh nhân.

Bất chấp Luật dược nghiêm cấm hành vi trên, các Cty dược vẫn luồn lách để “chi đậm” cho bác sĩ, trong khi giá thuốc ngày một tăng cao, khiến bệnh nhân oằn vai chịu đựng.


Giá thuốc đặc trị leo thang, bệnh nhân ngày càng kiệt quệ.

Bác sỹ hái tiền

Nhìn vào bảng tổng kết doanh thu bán hàng tháng 7-2009 do nhân viên Cty dược phẩm S.P của Mỹ có văn phòng đại diện tại Việt Nam cung cấp, chúng tôi đã bị choáng khi biết chiết khấu của Cty này cho các bác sĩ từ 10-30% giá trị sản phẩm sử dụng.

Cty này bán hai loại thuốc đặc trị viêm gan siêu vi, là P. 50 và P.80, và có tiếng về việc “chi đậm” chiết khấu cho bác sĩ ở TPHCM. Nói về chiết khấu, các trình dược viên của Cty này luôn nhắc đến bác sĩ N.B.T đang công tác ở BV Đại học Y Dược TPHCM, có phòng mạch ở quận Gò Vấp.

Ông T. là bác sĩ chuyên về gan mật, dùng thuốc đặc trị của Cty này rất nhiều, nên Cty S.P. luôn ưu ái chiết khấu cho bác sĩ này đến 25% trên sản phẩm.

Chuyện các Cty dược chiết khấu cho bác sĩ không còn lạ lẫm ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo những người có chức năng việc xử lý các trường hợp bác sĩ nhận chiết khấu hoa hồng là chuyện không tưởng, vì không thể “bắt tận tay day tận mặt” được.
Trong bảng tổng kết doanh thu bán hàng tháng 7-2009, phòng mạch bác sĩ T. đặt 300 lọ thuốc P.50 với giá 1,8 triệu đồng/lọ, và 525 lọ P.80 với giá 3 triệu đồng/lọ. Như vậy, bác sĩ này được chiết khấu với số tiền 528 triệu đồng.

Tài liệu chúng tôi có được cho thấy trong tháng 8-2009, chỉ riêng tại phòng mạch của bác sĩ T. đã có 612 lọ thuốc P.80 được sử dụng cho bệnh nhân, và chỉ riêng loại này Cty S.P. đã chiết khấu cho bác sĩ T. 459 triệu đồng.

Sau bác sĩ T., phải kể đến bác sĩ Đ.D.H., cũng làm ở BV Đại học Y Dược TPHCM. Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, trong tháng 8-2009, phòng mạch của bác sĩ H. được Cty S.P. chiết khấu 36 hộp P.50 và 54 lọ P. 80, tổng cộng số tiền chiết khấu mà bác sĩ H. có được là 226 triệu đồng.

Một trường hợp khác, riêng tháng 7-2009, bác sĩ T.Th. làm ở Trung tâm Medic TPHCM đã kê 87 lọ P.50 và 74 lọ P.80, qua đó bác sĩ Th. được hưởng chiết khấu 206 triệu đồng.

Trong khi đó, bác sĩ B.V.Đ - làm tại BV Chợ Rẫy, có phòng mạch ở đường Nguyễn Trãi, quận 1, cũng được xem là người hưởng “hoa hồng” cao chót vót từ Cty dược nói trên. Tháng 6-2009, “hoa hồng” của bác sỹ Đ. sơ sơ có 90 triệu đồng tháng 7, tăng vọt lên 207 triệu đồng, và tháng 8 là 126 triệu đồng…

Bệnh nhân méo mặt

Không chỉ bác sĩ ấm túi, lãnh đạo của Cty dược phẩm S.P. cũng ăn đủ theo nhờ chiết khấu thuốc cho bác sĩ.

Theo quy định của Cty S.P, chế độ chiết khấu 30% được áp dụng cho tất cả bác sĩ đối với sản phẩm thuốc điều trị gan. Tuy nhiên, khi áp dụng cho từng trường hợp cụ thể, lãnh đạo Cty lại “lách” khi cho bác sĩ nào dùng thuốc nhiều thì mức chiết khấu cao (20%), còn bác sĩ nào dùng ít thì mức chiết khấu thấp (10%).

Theo trình bày của các trình dược viên, mỗi tháng sản phẩm P.50 và P.80 của Cty S.P. tại TPHCM bán ra được khoảng 6 tỷ đồng, trong đó bán cho phòng mạch bác sĩ B.T là khoảng 1,5 tỷ đồng, còn lại khoảng 4,5 tỷ đồng bán cho các phòng mạch bác sĩ khác hoặc các nhà thuốc.

Nếu tính theo tỷ lệ ăn chia và quy định riêng của sếp đại diện của Cty này ở TPHCM thì ông sếp này “ăn” 10% từ thuốc bán cho phòng mạch bác sĩ T. và 20% từ các phòng mạch bác sĩ khác và nhà thuốc. Tính sơ sơ, mỗi tháng vị này cũng bỏ túi khoảng 1 tỷ đồng từ chiết khấu.

Trong khi đó, một bệnh nhân bị viêm gan siêu vi phải điều trị theo phác đồ mà các bác sĩ trên đưa ra tiêu tốn không dưới 12 triệu đồng/tháng. Nhiều bệnh nhân nghèo bị bệnh gan giai đoạn cuối đành nhắm mắt chịu chết, vì tiền thuốc quá cao, hoặc chạy vạy vay mượn, bán đất bán nhà, để được những lọ thuốc của Cty này, với hy vọng khỏi bệnh.

Đương nhiên, dù giàu hay nghèo, người bệnh chính là những thượng đế phải trả luôn tiền chiết khấu mà bác sĩ đã hưởng.

Lê Nguyễn

Thursday 18 March 2010

Những em bé có nhân cách lớn

Những ngày gần đây, dư luận xôn xao về clip "nữ sinh đánh hội đồng bạn cùng lớp". Một việc thật xấu hổ, và càng chán ngán hơn với cách giải quyết vô trách nhiệm, hời hợt của giáo viên chủ nhiệm và BGH trường PTTH Trần Nhân Tông. Sự việc này phản ánh rõ nét sự suy đồi đạo đức của xã hội, mà trẻ em vừa là hệ quả, vừa là tấm gương phản ánh xã hội người lớn. Có người ví sự việc mấy nam học sinh vô cảm ngồi nhìn một bạn gái bị đánh hội đồng với việc ở các cơ quan, khi một người chống tiêu cực bị "đánh hội đồng" trong cuộc họp thì có hàng bao nhiêu người lớn "khôn ngoan" vô cảm ngồi nhìn.

Tôi chợt nhớ tới 2 kỷ niệm ấn tượng trong đời:

1/ Mùa hè năm 1990, trên đường công tác từ Hải Phòng về Hà Nội, đến một chiếc cầu hẹp chỉ đủ 1 làn ô tô thì xe của tôi phải dừng lại chờ đoàn xe ngược chiều đang qua cầu. Trong lúc xe dừng có nhiều trẻ con vây quanh xe chào bán đủ thứ như bánh kẹo ... một bé gái khoảng 8 tuổi đến bên cửa xe chỗ tôi ngồi, trên tay bé là chiếc mẹt nhỏ với mấy tờ tạp chí cũ. Cô bé cứ mời mua mãi, còn tôi thì chẳng hứng đọc. Thấy trời nắng chang chang, thương bé con tội nghiệp tôi rút tờ 10.000 ra bảo: Báo cũ chú không đọc, nhưng chú cho cháu tiền này. Con bé rụt tay nhất định không nhận rồi lại năn nỉ mời mua báo. Tôi đành đồng ý mua 2 tờ với giá 7 nghìn đồng. Vừa lúc ấy xe chuyển bánh. Tôi nói: Cháu không cần trả lại, cho cháu nốt. Nhưng thật cảm động khi cô bé vẫn cứ đếm đủ 3000 đồng và chạy vội theo xe đang từ từ lăn bánh dúi trả lại cho tôi. Tôi hơi ngạc nhiên nhưng rồi hiểu ra là cô bé có lòng tự trọng cao quý, bé đi bán hàng chứ không đi ăn xin.

2/ Năm 1992 trong chuyến đi công tác tại đảo Síp, chúng tôi 4 người rủ nhau mua tour du lịch cuối tuần sang thăm Ai Cập. Trước chuyến đi, đối tác người Síp dặn kỹ rằng sang Ai Cập thì đừng nên ăn gì, uống gì tại địa phương vì rất dễ mắc bệnh lạ. Nghe lời, chúng tôi chuẩn bị thật nhiều đồ ăn mang theo. Không ngờ khi sang Ai Cập công ty tổ chức tour lại phát cho quá nhiều thức ăn mà ngay cả người ăn khỏe như tôi cũng bó tay. Buổi chiều chủ nhật, ô tô chở chúng tôi dừng ở một đường phố ven thủ đô Cairo. Bọn trẻ con địa phương thấy khách nước ngoài thì vây quanh ô tô. Trông chúng cũng nghèo khổ như trẻ con VN ngày ấy. Lúc đầu có 1 người ném xuống quả cam. Bọn trẻ tranh cướp nhau. Mấy người khác thấy vậy ném tiếp những quả cam khác. Bọn trẻ lại tranh cướp, chúng khá đông, có dễ đến hơn chục đứa ... Rồi cả ô tô thi nhau ném xuống nào là cam, những túi bánh mì, túi thịt nguội, lon nước ngọt ... Bọn trẻ lại kéo đến thêm đông và tranh cướp nhau. Hứng chí tôi cũng ném cam và bánh mì xuống đường (thật xấu hổ !).

Chợt tôi quan sát thấy 2 mẹ con một gia đình người Thụy Điển ngồi hàng ghế trước tôi từ đầu vẫn ngồi yên. Họ nói chuyện khẽ khẽ với nhau. Rồi cậu bé cầm túi thức ăn xuống xe, đến nơi những đứa trẻ nhỏ nhất - những đứa luôn thua thiệt khi tranh cướp, cậu cúi xuống trân trọng đưa những quả cam, những túi bánh mì cho từng đứa trẻ. Tôi khi ấy thấy xấu hổ khi mình đã không biết hành động như cậu bé con và thầm cảm phục nền giáo dục của những người Thụy Điển. Họ trân trọng giúp đỡ người nghèo chứ không bố thí.

Friday 12 March 2010

Chuyện hy hữu ở bệnh viện và vấn đề trách nhiệm người đứng đầu

Câu chuyện có thật, xảy ra cách nay đã 25 năm tại khoa ngoại một bệnh viện hàng đầu của Việt Nam: người bệnh thận bị đưa ra mổ dạ dày, còn người bệnh dạ dày suýt nữa bị mổ thận. Tóm tắt diễn biến như sau:

Khoa ngoại có 2 phòng mổ. Theo lịch sáng hôm đó sẽ có 2 bệnh nhân được mổ. Buổi sáng y tá vào phòng bệnh dẫn người bệnh thận vào phòng mổ. Sau khi chỉ phòng mổ cho người bệnh, cô y tá vào dẫn tiếp người bệnh dạ dày. Cô y tá không ngờ khi cô quay ra thì người bệnh thận chợt nhớ ra mình chưa đi tiểu nên thay vì vào phòng mổ, ông ta đi tìm nhà vệ sinh. Khi cô y tá dẫn người bệnh thứ hai tới, cô bảo người bệnh thấy phòng nào còn trống thì vào, rồi bỏ đi. Người bệnh dạ dày thấy cả 2 phòng mổ đều trống thì tùy chọn vào 1 phòng và nằm lên giường mổ. Người bệnh thận sau khi đi vệ sinh quay lại, thấy 1 phòng đã có người nằm thì vào phòng còn lại và cũng nằm lên giường mổ chờ.

Sau buổi giao ban đầu giờ 2 êkíp mổ tới làm việc. Mỗi êkíp gồm 3 người: bác sĩ phẫu thuật, y sĩ gây mê và y tá phụ mổ. Cả hai êkip vô tư tiến hành gây mê và mở thành bụng người bệnh. Lúc đó họ mới tá hỏa khi thấy người bệnh dạ dày thì dạ dày vẫn tốt, và cũng tình thế đó với người bệnh thận. Là các bác sĩ có tay nghề tốt, họ nhanh chóng quyết định khâu đóng thành bụng người bệnh chờ lần mổ sau.

Sự việc trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh thận suýt bị mổ nhầm dạ dày là ông già trên 70 tuổi. Ông ta phải chịu oan một cuộc phẫu thuật.

Một hội đồng xét kỷ luật của bệnh viện được thành lập để xem xét khuyết điểm của 2 êkip mổ.

Vậy tại sao có thể xảy ra tai nạn hy hữu này ? Thực ra các quy định của ngành y tế rất chặt chẽ, trong đó có các qui định về "5 TRA, 3 ĐỐI" (Tức là 5 điều cần kiểm tra và 3 điều cần đối chiếu). Ví dụ, khi y tá dẫn người bệnh đến phòng mổ thì, dù biết chắc đó là người mình cần dẫn, vẫn cần tiến hành kiểm tra lại tên, tuổi, ngày vào viện ... của đối tượng. Cũng y như thế, y sĩ gây mê cũng phải làm đúng các thủ tục đối chiếu trước khi gây mê, bác sĩ phẫu thuật lại cần đối chiếu lần nữa trước khi bắt đấu ca mổ.

Thực ra con người ai cũng có thể có lúc sai sót. Các qui định của ngành y tế là để hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót nghiệp vụ, vì ngành này lên quan đến tính mạng con người.

Nguyên nhân nào đã dẫn đến việc trong 1 buổi sáng cùng lúc có tới 7 người bỏ qua khâu đối chiếu người bệnh và hồ sơ bệnh án ? Theo tôi nghĩ, đó là do lãnh đạo khoa ngoại đã rất lâu buông lỏng việc quản lý, đôn đốc nhân viên thực hiện đúng các qui định.

Vậy ai là người trước tiên cần phải chịu án kỷ luật ? Tất nhiên đó là ông trưởng khoa. Đúng ra ông ta xứng đáng bị cách chức vì không làm tròn nhiệm vụ quản lý. Nhưng điều đó chỉ có thể xảy ra ở các nước tiên tiến. Còn đây là đất nước Việt Nam ta. Một sự thật nữa là chính ông trưởng khoa khi đó lại ung dung ngồi trong hội đồng kỷ luật để phán xét các nhân viên của mình. Khi có người hỏi ông tại sao qui chế "5 TRA, 3 ĐỐI" bị buông lỏng thế, ông trả lời: "Đâu có, các qui định đều rất rõ ràng". Thế mới biết làm quan sướng thật; có quyền, có lợi, có thế, nhưng không phải chịu trách nhiệm gì cả.

Wednesday 10 March 2010

Nụ cười ngành y ngày 10/3/2010

Tuyên ngôn của ngành y:
"Thầy thuốc chữa bệnh chứ không chữa được mệnh"

*
* *

Tại bệnh viện tâm thần, bác sĩ trưởng khoa gọi bệnh nhân vào phòng thông báo:
- Ông Xuân Tưởng ! ông đã hoàn toàn khỏi bệnh. Hôm nay ông có thể ra viện.
Thấy bệnh nhân sụt sùi, bác sĩ hỏi tiếp:
- Sao, sắp phải xa bệnh viện, ông có điều gì buồn chăng ?
Bệnh nhân: - Có gì mà vui cơ chứ. Năm ngoái tôi vẫn còn là Maradona, thế mà bây giờ tôi chỉ còn là ông Xuân Tưởng.

*
* *

Nghe đồn bệnh viện tâm thần này chữa bệnh rất giỏi, nhà báo đến phỏng vấn bác sĩ trưởng:
- Thưa bác sĩ, tôi nghe nói bệnh viện ta chữa bệnh rất giỏi: 100 bệnh nhân vào điều trị thì có tới 99 người được chữa khỏi. Đây quả là thành tựu kỳ diệu. Nhưng điều tôi băn khoăn là tại sao vẫn còn 1 bệnh nhân không thể khỏi bệnh ? Vì y học chưa phát triển đủ mạnh, vì thiếu thốn thuốc và trang thiết bị, hay vì lý do gì khác ?
- Không, bác sĩ quả quyết, ở đây chúng tôi có đủ mọi thứ cần thiết.
- Thế thì vì sao bệnh nhân này không thể khỏi bệnh ?
- Vì nó điên quá.
- Điên quá là thế nào, thưa bác sĩ ?
- Lúc nào nó cũng tưởng nó là Napoleon.
- Nặng thế ư ?
- Anh không biết à ? Làm sao nó có thể là Napoleon cơ chứ. Napoleon là tôi đây.

*
* *

Bệnh nhân chết, linh hồn bay lên đến tận cổng thiên đàng. Thánh Pitơ thấy bệnh nhân cứ đứng ngoài cổng với vẻ mặt hậm hực, bèn giục:
- Này ! Lên được đến đây rồi thì vào nhanh lên.
- Con vẫn bực mình, chưa vào được.
- Chết rồi, được lên thiên đàng, còn bực mình chuyện gì ?
- Con lên đến tận đây rồi mà tay bác sĩ vẫn còn đang vòi tiền người nhà con.

Tuesday 9 March 2010

Cty Vĩnh Thành dành được sự công nhận của đối tác

Đúng là ai cũng thích được khen. Hàng năm, Hãng Diagnosticum - đối tác Hungary của Công ty đều đặn gửi giấy khen cộng nhận thành tích bán hàng của Công ty Vĩnh Thành, năm sau lời lẽ lại cao hơn năm trước. Biết đó là chiêu động viên của đội bạn, nhưng nhận được vẫn thấy sướng. Post lên đây để khoe với cả nhà:



Bình Đỗ

Sunday 7 March 2010

Nụ cười ngành y ngày 7/3/2010

Một người bị đau họng vào hiệu thuốc hỏi mua kháng sinh. Cô bán hàng đưa ra 5 loại thuốc với giá cả khác nhau một trời một vực. Người bệnh hỏi loại nào tốt. Cô bán hàng khuyên: Tất nhiên loại đắt tiền thì bao giờ cũng tốt. Sau ít phút ngần ngại, người bệnh quyết định mua loại đắt nhất.

Khi người bệnh đi rồi, một đồng nghiệp hỏi người bán thuốc:
- Bệnh nhân chỉ bị viêm họng, thuốc ngoại đắt tiền chắc gì đã là tốt ?
- Tất nhiên là tốt chứ, không tốt cho người mua thì cũng tốt cho người bán.

*
* *

Một nữ sinh viên Việt Nam đang học tại trường Đại học y khoa ở châu Âu. Khi chuẩn bị cho kỳ thi vấn đáp về môn giải phẫu sinh lý, cô đã học rất kỹ tất cả các câu hỏi ôn tập. Riêng câu hỏi về mô tả bộ phận sinh dục ngoài của nữ thì cô cho rằng quá dễ và bỏ qua không học. Đến hôm thi vấn đáp, ai ngờ trong số các câu hỏi cô bốc thăm lại có đúng câu ấy. Trong lúc ngồi chuẩn bị, bí quá, cô đành lật váy xem và mô tả thực tế.
Khi đến lượt cô đã trả lời hết các câu hỏi theo yêu cầu.

Giáo sư nhận xét:
- Chị đã trả lời rất tốt các câu hỏi. Tuy nhiên tôi hơi băn khoăn tại sao trong câu hỏi về mô tả bộ phận sinh dục ngoài nữ giới, dù chị miêu tả chi tiết và chính xác về hình thái, nhưng kích thước thì lại hơi nhỏ so với những gì nêu trong tài liệu ôn tập.

Sinh viên nhanh trí trả lời:
- Thưa giáo sư, Chính phủ nước tôi luôn yêu cầu mỗi du học sinh, trong quá trình tiếp thu tinh hoa kiến thức của thế giới cần biết áp dụng vào hoàn cảnh thực tế VN. Giáo sư cũng biết là phụ nữ châu Á chúng tôi có tầm vóc nhỏ bé hơn nhiều so với phụ nữ châu Âu.

Giáo sư vô cùng khâm phục và quyết định dành cho nữ sinh VN điểm xuất sắc.